Những câu hỏi liên quan
Đèn Đỏ
Xem chi tiết
Phùng Nhật Khánh Vy
5 tháng 4 2018 lúc 20:42

Câu 1 và 3 đúng bạn nhé! Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
Mai Diệu Xuân
6 tháng 4 2018 lúc 21:41

câu1,3,4

Bình luận (0)
🥴Lươn Thị Lyng🥴
Xem chi tiết
Puo.Mii (Pú)
25 tháng 4 2021 lúc 10:17

Dấu gạch ngang (–) là một dấu câu có hình dạng tương tự dấu gạch nối và dấu trừ nhưng khác với các ký hiệu này về chiều dài và trong một số phông chữ, chiều cao trên đường cơ sở; thường dùng để tách riêng ra thành phần chú thích thêm trong câu; viết ghép một tổ hợp hai hay nhiều tên riêng, hai hay nhiều số cụ thể; đặt ở đầu dòng nhằm viết các phần liệt kê, các lời đối thoại.

Phân biệt

1. Về bản chất

- Dấu gạch ngang là một dấu trong câu, còn dấu gạch nối là một dấu trong từ.

2. Về hình thức và cách trình bày

DấuHình thứcCách trướcCách sauVí dụ
Gạch ngangDài (–)Khoảng trắng (1 cách)Khoảng trắng (1 cách)Bác Hồ – Người cha già của đất nước.
Gạch nốiNgắn (-)KhôngKhôngCa-na-đa là quốc gia có diện tích lớn thứ hai trên thế giới.


3. Giá trị sử dụng

- Dấu gạch ngang có nhiều giá trị sử dụng khác nhau nhưng gạch nối chỉ có một mục đích chính.

- Dấu gạch ngang:

+ Đặt giữa câu để chỉ ranh giới của thành phần chú thích trong câu.

+ Đặt đầu câu để đánh dấu những lời đối thoại, lời nói trực tiếp của nhân vật.

+ Đặt ở đầu dòng để đánh dấu những thành phần liệt kê (các gạch đầu dòng).

+ Đặt giữa hai, ba, bốn tên riêng để chỉ một liên danh. 

 + Đặt giữa hai con số ghép lại để chỉ một liên số hoặc một khoảng số. 

+ Để chỉ sự ngang hàng trong quan hệ.

+ Trong toán học có thể là: một phép tính trong toán học – phép trừ, một dấu âm.

- Dấu gạch nối:

+ Phiên âm tên người, tên địa danh nước ngoài. 

+ Phiên âm tiếng nước ngoài, nhất là khi dùng cho những đối tượng người đọc nhỏ tuổi.

+  Đặt giữa các con số chỉ ngày tháng năm.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
7 tháng 11 2018 lúc 16:55

Dấu gạch nối này khác với dấu gạch ngang. Dấu gạch nối không phải là dấu câu, nó chỉ dùng để nối các tiếng trong từ mượn

Bình luận (0)
Thanh sơn 2k11
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Thương
2 tháng 5 2022 lúc 15:27

Bạn lớp 5 hả mik cũng vậy đang tìm kiếm câu hỏi ik chang của bạn 🤣🤣khó vãi chưởng 

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
30 tháng 12 2017 lúc 7:39

Dấu gạch nối giữa tiếng Va- ren được dùng để tách âm đọc, trong tên riêng nước ngoài của nhân vật

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 11 2018 lúc 12:25

Chọn đáp án: D

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
20 tháng 3 2019 lúc 12:01

Đáp án: D

Bình luận (0)
Kiều Hoa Nguyễn Thị
Xem chi tiết
Lê Thị Ngọc Duyên
10 tháng 5 2017 lúc 20:08

*Dấu gạch ngang có những công dụng sau:

- Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.

- Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.

- Nối các từ nằm trong một liên danh.

* Để phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối ta có những cách sau:

- Dấu gạch nối dùng để nối các tiếng trong một từ ghép phiên âm tiếng nước ngoài.

- Dấu gạch nối không phải là một dấu câu.

- Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.

Bình luận (0)
Mng Giải Bài Hộ
Xem chi tiết
Lê Hữu Phúc
23 tháng 6 2018 lúc 23:16

Dấu gạch nối ko phải là 1dấu câu . nó dùng để nối các tiếng trong từ mượn gồm nhiều tiếng

Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang

          k nha☺☺☺☺☺

Bình luận (0)
Ánh
24 tháng 6 2018 lúc 6:25

Dấu gạch nối dùng để nối các câu

Dấu gạch ngang dùng để đánh trước lời nói của một nhân vật

Bình luận (0)
công chúa xinh tươi
24 tháng 6 2018 lúc 6:37

Dấu gạch nối thường hay bị nhầm lẫn với dấu gạch ngang. Trong khi dấu gạch ngang có nhiều giá trị sử dụng khác nhau thì gạch nối chỉ có một mục đích chính. Cụ thể:

3.1. Dấu gạch ngang:

3.1.1. Đặt giữa câu để chỉ ranh giới của thành phần chú thích trong câu. Ví dụ: Trường ĐHSP Hà Nội – cơ quan chủ quản của NXB Đại học Sư phạm…

3.1.2. Đặt đầu câu để đánh dấu những lời đối thoại, lời nói trực tiếp của nhân vật. Ví dụ:

- Anh viết bài gì đấy?

- Tôi viết bài Dấu gạch ngang và Dấu gạch nối để gửi tạp chí Xuất bản Việt Nam.

3.1.3. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu những thành phần liệt kê (các gạch đầu dòng). Ví dụ:

Bài viết này đề cập đến các vấn đề sau:

- Khái niệm gạch ngang, gạch nối

-  Phân biệt gạch ngang, gạch nối

- Lý do không nên nhầm lẫn giữa gạch ngang và gạch nối

- Cách xử lý gạch nối thành gạch ngang và ngược lại.

3.1.4. Đặt giữa hai, ba, bốn tên riêng để chỉ một liên danh. Ví dụ: Theo kế hoạch, năm mới 2012 sẽ có cầu truyền hình Hà Nội – Huế – TP. Hồ Chí Minh.

3.1.5. Đặt giữa hai con số ghép lại để chỉ một liên số hoặc một khoảng số. Ví dụ: Nhiệt độ trung bình của nước ta là 22 – 250C, lượng mưa trung bình năm 1.500 – 2.000mm, độ ẩm không khí 80 – 85% ...

3.1.6. Để chỉ sự ngang hàng trong quan hệ. Ví dụ: Mối quan hệ láng giềng hữu nghị Việt – Lào …

3.1.7. Trong toán học:

- Dấu gạch ngang là một phép tính trong toán học – phép trừ. Ví dụ: 25 – 5 = 20

-  Dấu gạch ngang là một dấu âm. Ví dụ: 5 – 25 = – 20

3.2. Dấu gạch nối:

-  Dấu gạch nối thường được dùng trong những trường hợp phiên âm tên người, tên địa danh nước ngoài. Ví dụ: Lê-nin, Lê-nin-grát, Phi-đen Cát-xtơ-rô, La Ha-ba-na,…

- Dấu gạch nối cũng còn được dùng trong phiên âm tiếng nước ngoài, nhất là khi dùng cho những đối tượng người đọc nhỏ tuổi. Ví dụ: Ra-đi-ô, ki-lô-gam,…

-  Đặt giữa các con số chỉ ngày tháng năm. Ví dụ: Dự kiến vào ngày 31-1-2012, tôi sẽ gửi bài cho tạp chí Xuất bản Việt Nam.

Bình luận (0)